THỊ TRƯỜNG BẢO VỆ THỰC VẬT NĂM 2025 SẼ CÓ CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC

THỊ TRƯỜNG BẢO VỆ THỰC VẬT NĂM 2025 SẼ CÓ CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC

Ngày đăng: 24/06/2025 09:04 PM

    Tại Trung Quốc, do chuỗi giá trị ngành thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu) ở phân khúc nguyên liệu kỹ thuật (nguyên liệu hoạt chất) khá ngắn, nên mức độ cạnh tranh trong ngành này cũng rất gay gắt. Dựa trên nhiều năm kinh nghiệm thu mua nguyên liệu hoạt chất và dữ liệu lớn tổng hợp, ông Nhậm Vĩnh Chí – Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Trung Nông Lập Hoa đã theo dõi chu kỳ biến động toàn ngành trong năm 2024, đồng thời đưa ra các phân tích xu hướng giá cả và thị trường cho các sản phẩm nguyên liệu, nhằm cung cấp dữ liệu chuyên sâu và tham khảo kịp thời cho doanh nghiệp sản xuất.

    Theo Chỉ số giá thuốc bảo vệ thực vật của Trung Nông Lập Hoa, sau khi theo dõi hàng trăm loại nguyên liệu kỹ thuật, kết quả cho thấy: so với cùng kỳ năm ngoái, 66% sản phẩm giảm giá, 71% giữ giá ổn định so với tháng trước, và chỉ có 10% sản phẩm tăng giá.

    Dự đoán xu hướng thị trường nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật năm 2025:

    Xu hướng 1: Giảm tồn kho – Bổ sung hàng – Cắt giảm công suất – Đẩy mạnh xuất khẩu

    1. Năm 2022 tồn kho cao, năm 2023 tập trung xả hàng, đến 2024 bắt đầu bổ sung tồn kho và đồng thời cắt giảm công suất. Các doanh nghiệp lựa chọn "lấy giá đổi sản lượng" để tăng thị phần và tối đa hóa công suất sản xuất, từ đó giảm chi phí sản xuất.
    2. Ở thị trường quốc tế, các doanh nghiệp triển khai chiến lược đặt kho hàng tại nước ngoài nhằm chiếm lĩnh thị trường mục tiêu nhanh hơn.
    3. Trong nước, kênh phân phối được tinh gọn, lợi nhuận hạn chế được chuyển về cho doanh nghiệp chế phẩm đầu cuối.
    4. Mô hình xuất khẩu chuyển dịch từ bán nguyên liệu đơn thuần sang gia công chế phẩm xuất khẩu, kéo dài chuỗi giá trị, mở rộng không gian phát triển.
    5. Các doanh nghiệp có năng lực đẩy mạnh vươn ra toàn cầu, đăng ký sản phẩm, xây dựng nhà máy và mở rộng hệ thống phân phối ở nước ngoài.

    Xu hướng 2: Giá chạm đáy và dao động

    1. Đường cung truyền thống đã bằng phẳng, giá nguyên liệu đang dao động ở vùng đáy và dự kiến duy trì trong biên độ theo chu kỳ hàng năm.
    2. Doanh nghiệp có nội lực sẽ tận dụng lợi thế đa dạng hóa để giữ thị phần, thúc đẩy đào thải công suất kém hiệu quả.
    3. Nguồn vốn và công nghệ từ các ngành khác gia nhập nhanh chóng, gây sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp truyền thống.
    4. Vòng luẩn quẩn của chuỗi cung ứng buộc ngành phải cải tiến về công nghệ, kỹ thuật, quy trình, từ đó tối ưu chi phí.
    5. Cung vượt cầu khiến quyền định giá chuyển dịch, làm giá cả biến động mạnh.
    6. Biến động địa chính trị toàn cầu tiếp tục khiến ngành đối mặt với nhiều yếu tố bất định mới.

    Xu hướng 3: Phân hóa mạnh mẽ

    1. Tốc độ tập trung thị phần gia tăng rõ rệt, cạnh tranh lần này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp đầu ngành trong từng phân khúc.
    2. Những doanh nghiệp đầu ngành có lợi thế về quy mô, vốn và khả năng huy động tài chính, từ đó tiếp tục chiếm thị phần.
    3. Ngành đang chuyển từ phát triển số lượng sang phát triển chất lượng cao, xu hướng tích cực dài hạn không thay đổi.
    4. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp giỏi buộc phải luyện nội công, tập trung vào tăng trưởng bền vững và sáng tạo công nghệ.
    5. Doanh nghiệp có năng lực nghiên cứu hoạt chất mới hoặc sở hữu bằng sáng chế sẽ được hưởng lợi lớn.
    6. Doanh nghiệp giá trị dẫn dắt (có chứng nhận độc quyền, đội ngũ chuyên môn, năng lực vốn và dịch vụ khách hàng mạnh) sẽ kiên trì bám trụ được trong thời kỳ “nội chiến khốc liệt”.

    Xu hướng 4: Rủi ro tăng mạnh

    1. Trong thời kỳ tái cấu trúc ngành, mọi mắt xích trong chuỗi đều đối mặt với cả cơ hội và thách thức.
    2. Ở đầu vào, chi phí xây dựng nhà máy tiêu chuẩn cao, rủi ro cung ứng nguyên liệu và đầu tư không mang lại lợi nhuận như kỳ vọng.
    3. Ở đầu ra, chi phí phát triển thị trường, đăng ký sản phẩm, xây dựng nhà máy tăng mạnh, dòng vốn gặp khó khăn.
    4. Cuộc chiến giá cả "không có đáy" khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ không còn ranh giới lời – lỗ mà là sống – chết.
    5. Thị trường trầm lắng kéo dài, thời gian hồi phục dự kiến dài hơn mọi chu kỳ trước, trở thành nhận thức chung toàn ngành.
    6. Đào thải nhanh hơn, đối thủ từ các ngành khác gia nhập, thúc đẩy sự hình thành hệ sinh thái khép kín và mô hình kinh doanh mới.
    7. Các mô hình truyền thống như tín dụng, bán hàng chịu... đều tiềm ẩn rủi ro cao.
    8. Tư duy và mô hình đổi mới là con đường duy nhất để vượt qua thử thách trong tương lai.

    Xu hướng 5: Bứt phá trong phát minh sáng chế

    1. Trước đây các tập đoàn đa quốc gia thống lĩnh thị trường phát minh hoạt chất mới.
    2. Gần đây, doanh nghiệp Trung Quốc đang từ vai trò gia công chuyển sang tự chủ sáng chế, đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm mới.
    3. Những doanh nghiệp có hệ thống đăng ký sản phẩm bài bản, chiến lược rõ ràng có cơ hội tiếp cận thị trường đầu cuối hiệu quả hơn.
    4. Phối hợp các chất mới với sản phẩm cũ giúp gia tăng hiệu quả và sản lượng tiêu thụ.

    Xu hướng 6: Phát triển chuẩn hóa, đổi mới khoa học – công nghệ

    1. Về chuẩn hóa: đẩy mạnh công nghệ sản xuất an toàn hiện đại như sản xuất liên tục, phản ứng vi dòng, xử lý hóa lỏng… kết hợp với thiết bị sản xuất thế hệ mới.
    2. Về chính sách: cần chú ý đến các yêu cầu mới như gia công ủy thác, quản lý sản phẩm theo mã đơn, kinh doanh theo gói, bán hàng online...
    3. Về đổi mới: phát triển nông dược RNAi, kỹ thuật kết tinh trong thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ biến đổi gen tăng khả năng kháng sâu bệnh ở cây trồng.
    4. Chuyển đổi mô hình tiếp thị: hướng đến số hóa, trí tuệ hóa, marketing chính xác theo dữ liệu.
    5. Công nghệ nano, nông dược sinh học đang nổi lên mạnh mẽ, giúp tái cấu trúc sản phẩm, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng.